Hơn 26.600ha Cây Trồng Bị Hạn Hán

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.
Tính đến hết tháng 3.2014, diện tích cây trồng vụ đông xuân bị thiếu nước, hạn hán là 26.652ha, trong đó nơi hạn nhiều nhất là Bình Phước 14.000ha; Ninh Thuận 5.481ha; Đăk Lăk 5.450ha… Còn tại vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn, vùng ven biển phía tây khu vực ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất là tỉnh Hậu Giang.
Trong khi đó, lượng nước trữ trung bình tại các hồ thủy lợi đến nay chỉ đạt 60-70% dung tích thiết kế, có nơi chỉ đạt 25-40% như Ninh Thuận, Bình Thuận, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn trơ đáy. Mực nước tại các hồ thủy điện cũng thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1-4m…
Trước tình hình trên, Bộ NNPTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du; hỗ trợ kinh phí bơm điện, dầu, nạo vét kênh mương cho các địa phương chống hạn…
Có thể bạn quan tâm

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.

Theo ngành nông nghiệp, năm qua nông dân toàn tỉnh xuống giống tổng cộng 87.396ha lúa. Do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng cực đoan, rõ nhất là tình trạng nhiễm mặn trên sông Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt, Bàn Thạch… diễn ra sớm, nồng độ cao và xâm nhập sâu vào nội địa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất ở hạ du.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ đã xây dựng và thử nghiệm hiệu quả nhiều mô hình giống cây trồng, con vật nuôi cho năng suất cao, trong đó có mô hình trồng nấm linh chi đỏ.