Hơn 26.600ha Cây Trồng Bị Hạn Hán

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.
Tính đến hết tháng 3.2014, diện tích cây trồng vụ đông xuân bị thiếu nước, hạn hán là 26.652ha, trong đó nơi hạn nhiều nhất là Bình Phước 14.000ha; Ninh Thuận 5.481ha; Đăk Lăk 5.450ha… Còn tại vùng hạ du sông Vu Gia – Thu Bồn, vùng ven biển phía tây khu vực ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất là tỉnh Hậu Giang.
Trong khi đó, lượng nước trữ trung bình tại các hồ thủy lợi đến nay chỉ đạt 60-70% dung tích thiết kế, có nơi chỉ đạt 25-40% như Ninh Thuận, Bình Thuận, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn trơ đáy. Mực nước tại các hồ thủy điện cũng thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1-4m…
Trước tình hình trên, Bộ NNPTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du; hỗ trợ kinh phí bơm điện, dầu, nạo vét kênh mương cho các địa phương chống hạn…
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.