Hơn 20 Hécta Mía Bị Thiêu Rụi Ở Đồng Nai

Vào khoảng 16 giờ ngày 12-2, một vụ cháy mía lớn đã xảy ra tại khu vực Nông trường mía số 1, thuộc ấp 5, xã Gia Canh (huyện Định Quán - Đồng Nai). Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Định Quán - Tân Phú đã đưa xe chữa cháy chuyên dụng đến hỗ trợ người dân dập lửa.
Do khu vực cháy quá rộng, gió mạnh nên công tác chữa cháy đành bất lực. Trên 20 hécta mía đang trong thời kỳ thu hoạch bị thiêu rụi hoàn toàn, ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo nông dân trồng mía, năm nay giá cả của cây mía đã thấp và còn xảy ra sự cố cháy mía thì người trồng mía sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn bởi tiền công chặt, bốc vác, vận chuyển sẽ tăng cao, chữ đường sẽ giảm và nếu tiếp tục để lâu, cây mía hư hỏng phải chặt bỏ.
Toàn khu vực Nông trường mía số 1 có khoảng 800 hécta. Đây cũng là vùng nguyên liệu lớn cho Công ty cổ phần mía đường La Ngà. Thế nhưng từ đầu vụ 2013-2014 đến nay, khu vực này đã xảy ra hàng chục vụ cháy mía với tổng diện tích trên 100 hécta, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.