Hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu bị thiệt hại do nguồn nước bị nhiễm mặn

Do mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và không có nguồn nước bơm tưới nên đã gây thiệt hại hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu và phải gieo sạ lại, tập trung chủ yếu ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất. Bên cạnh đó, tình hình nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu năm nay có chiều hướng tăng, đã có 10.866 ha đã nhiễm bệnh, các sâu bệnh nhiễm chủ yếu như: bệnh đạo ôn lá 2.236 ha; sâu cuốn lá 1.871 ha; thối thân vi khuẩn 1.150 ha...
Do đó, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp tốt với các địa phương tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, trị dịch bệnh gây hại trên cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ và thường xuyên thăm đồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, tập trung chỉ đạo thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu và triển khai hướng dẫn gieo sạ vụ Thu Đông theo lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.