Hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu bị thiệt hại do nguồn nước bị nhiễm mặn

Do mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và không có nguồn nước bơm tưới nên đã gây thiệt hại hơn 2.500 ha diện tích lúa Hè Thu và phải gieo sạ lại, tập trung chủ yếu ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất. Bên cạnh đó, tình hình nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu năm nay có chiều hướng tăng, đã có 10.866 ha đã nhiễm bệnh, các sâu bệnh nhiễm chủ yếu như: bệnh đạo ôn lá 2.236 ha; sâu cuốn lá 1.871 ha; thối thân vi khuẩn 1.150 ha...
Do đó, theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian tới ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp tốt với các địa phương tăng cường chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, trị dịch bệnh gây hại trên cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ và thường xuyên thăm đồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, tập trung chỉ đạo thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu và triển khai hướng dẫn gieo sạ vụ Thu Đông theo lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 vụ sản xuất vừa qua, nhiều hộ dân trồng lúa ở khu vực ấp 3, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) rất bức xúc vì tình trạng lúa chết mà nguyên nhân nghi do Hợp tác xã (HTX) lấy nước thải từ hầm nuôi cá lóc bơm tưới cho người dân. Đặc biệt, trong vụ hè thu này, trên 80 hộ dân ở khu vực ấp 3 tiếp tục bức xúc vì trên 40ha lúa khoảng 15 ngày tuổi đang chết dần.

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.