Hơn 2,2 triệu tôm giống ở Thái Bình chết sau khi nuôi thả

Cụ thể, tổng số hộ có tôm chết ở hai xã là 35 hộ với 40 ao nuôi. Các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với bệnh đốm trắng ở tôm. Xã Đông Minh là nơi phát hiện ra dịch bệnh đầu tiên và cũng là địa phương có diện tích thiệt hại lớn nhất với hơn 1,6 triệu con giống thả của 24 hộ dân bị chết (chủ yếu là tôm thẻ chân trắng).
Kiểm tra lâm sàng tôm chết có biểu hiện giảm ăn, bơi lờ đờ, gan tụy sưng to, thân tôm có các đốm trắng nhỏ có nhân ở giữa.
Được biết, năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đông Minh tăng gấp mười lần so với năm 2014 nhưng các hộ dân vẫn nuôi theo hình thức tự phát, chưa có vùng qui hoạch riêng cho nuôi tôm thẻ chân trắng.
Qua tìm hiểu, phần lớn những người dân ở đây mới chuyển sang nuôi loại tôm thẻ chân trắng, chưa tìm hiểu kỹ và chưa nắm bắt đầy đủ những kỹ thuật cơ bản khi nuôi thả, diện tích và mực nước tại các ao không đủ điều kiện để nuôi loại tôm này. Mặt khác, thời gian chạy quạt nước cho ao nuôi trong ngày chưa bảo đảm, thậm chí một số hộ không có quạt nước dẫn đến môi trường nuôi thiếu ôxy làm tôm yếu, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh gây bệnh và dẫn tới tôm chết hàng loạt.
Điều đáng nói, ý thức của người nuôi chưa cao, khi phát hiện tôm chết không báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương, không xử lý mầm bệnh làm phát tán mầm bệnh trong vùng.
Trong báo cáo số 88 ngày 6-5 gửi UBND tỉnh Thái Bình và các cơ quan chức năng, ông Phạm Thành Nhương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình cho biết: Sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa tích cực, UBND xã giao phó cho Hợp tác xã nhưng không có sự kiểm tra, giám sát.
Đến nay, Hợp tác xã chưa có số liệu cụ thể về diện tích các ao đã thả giống, nguồn giống thả. Bên cạnh đó, các hộ có tôm chết đã báo cáo nhưng Hợp tác xã không tổng hợp và báo cáo tình hình tôm chết, khi Chi cục Thú y kiểm tra cụ thể tại các ao nuôi mới nắm bắt được tình hình tại cơ sở.
Hiện tại, vùng nuôi đã có nhiều mầm bệnh lưu hành, thời tiết tiếp tục có diễn biến bất lợi. Nếu người nuôi tôm không tích cực thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, chính quyền xã không vào cuộc và chỉ đạo sát sao, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thì nguy cơ lây lan dịch trong thời gian tới là rất cao.
Trước tình hình trên, Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình đã ứng cho xã Đông Minh và Thái Đô hơn hai Tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh.
Được biết, toàn tỉnh Thái Bình hiện có khoảng 2.839 ha nuôi thả tôm sú và tôm thẻ chân trắng nằm trên địa bàn 21 xã. Nếu dịch bệnh tiếp tục phát sinh thì thiệt hại trong đầu tư sản xuất của các hộ dân nuôi tôm là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.