Hơn 18.000 Ha Ở Trung Bộ Không Có Nước Sản Xuất

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.
Trong đó, tình trạng thiếu nước chủ yếu tập trung vào diện tích lúa hè thu mới gieo sạ tại Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Thời gian tới, nếu nắng nóng tiếp tục, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể mở rộng.
Hiện nay, hạn hán và thiếu nước xảy ra gay gắt ở khu vực Trung Bộ gây khó khăn cho việc gieo sạ lúa hè thu và lúa mùa. Diện tích không có nước để gieo trồng lên tới 18.486ha, diện tích đã chuyển đổi là 3.489ha.
Sâu đục thân gây hại trên mạ và lúa mùa sớm
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc, sâu đục thân hai chấm gây hại nhẹ trên mạ mùa sớm và lúa giai đoạn đoạn hồi xanh. Trong đó trên mạ, sâu đục thân hai chấm có mật độ ổ trứng phổ biến từ 0,1 - 0,5 ổ/m2, nhiều nơi cao từ 1 - 3 ổ/m2 như Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Thống kê theo mật độ trứng phổ biến, diện tích mạ có trứng sâu đục thân hiện nay tại khu vực phía Bắc là 133ha. Cục Bảo vệ thực vật dự báo, trong tuần từ ngày 23 - 29/6, trứng sâu đục thân hai chấm nở và sâu non tiếp tục gây hại trên mạ và lúa mùa cực sớm ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ. Do đó, các địa phương cần sớm triển khai các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trung bình trang trại xuất khoảng 1.500 con heo giống/tháng, tăng khoảng 30% so với năm ngoái nhưng vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu người mua. Hiện đã qua thời điểm tăng đàn phục vụ cho thị trường tết, nhưng danh sách người đặt chờ mua con giống vẫn khá nhiều”.

Phối tinh phân ly giới tính cho bò sữa đã được nhiều nước như Mỹ, Hà Lan, Úc… và các nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay, ở các nước tiến tiến với các trang trại lớn đã sử dụng 100 % tinh phân ly giới tính nên chất lượng đàn bò rất cao.

Cuối năm, những cơn gió mùa đông bắc thổi về, trời trở lạnh, nhất là ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ ở vùng miền núi của tỉnh Quảng Ngãi xuống dưới 180C. Trước tình hình đó, nông dân tại các huyện miền núi Ba Tơ, Sơn Tây đang tập trung phòng chống đói, rét cho trâu, bò.

Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) xuất hiện nhiều mô hình mới như nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, nuôi trùn quế… Trong đó, mô hình nuôi rắn ráo trâu kết hợp nuôi ếch của anh Huỳnh Văn Hiệp (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) giúp anh tăng thêm nguồn thu nhập trong thời gian nông nhàn.

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.