Hơn 160 Nghìn Hộ Dân Hợp Đồng Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 1.845 tỷ đồng, phí bảo hiểm là 130.518 triệu đồng,
Cụ thể, về cây lúa, tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Tháp, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, An Giang, tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 36.997 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 149.502 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 823.255 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 35.97 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường tại Nghệ An và Hà Tĩnh là 6 tỷ đồng.
Về vật nuôi, tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội, tổng số vật nuôi đã được đăng ký tham gia bảo hiểm là: 3.700 con trâu, bò; 179.800 con lợn và 821.000 con gia cầm; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 7.362 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm 186.378 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 12.259 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 23 triệu đồng.
Về thuỷ sản, tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau có tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 1.032 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 3.923 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm là 836.340 triệu đồng; tổng số phí bảo hiểm là 82.288 triệu đồng; đã phát sinh bồi thường 35.854 triệu đồng.
Bộ Tài chính cho biết, có được các kết quả tích cực trên bởi vì các cơ chế chính sách đã ban hành khá đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện.
Các quy định mới như (bổ sung đối tượng bảo hiểm vật nuôi, tôm/cá và mở rộng rủi ro được bảo hiểm đối với cây lúa, vật nuôi, thủy sản, nâng mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa lên 90% năng suất bình quân xã hoặc của đơn vị được bảo hiểm...) sẽ tăng thêm quyền lợi cho người được bảo hiểm khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra và thuộc phạm vi bảo hiểm.
Bộ Tài chính cho biết, theo kế hoạch, thời gian thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp kéo dài đến hết ngày 30/6/2014.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ nghiền phế phẩm cây cao su, mì làm cơ chất trồng nấm bào ngư”.

Từ một “lâm tặc”, anh Hồ Ngọc Quang (52 tuổi) ở thôn Tân An, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) đã trở thành vua rừng khi sở hữu hơn 20ha keo và hàng ngàn cây gỗ quý như sao đen, xà cừ, dầu, lác hoa…

Quá trình hàng trăm năm khai hoang, định cư và phát triển vùng đất Hưng Thạnh, cha ông ta, những người Việt di dân đã dũng cảm đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt với khát vọng gầy dựng vùng này trở nên trù phú, xanh tươi và hưng thịnh.

Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.