Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân

Trong đó, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi (39,16 ha) được xác định là do bệnh đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, số còn lại hơn 160 ha chưa rõ nguyên nhân.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với thời tiết biến đổi thất thường, khả năng trong thời gian tới dịch bệnh sẽ bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương và người dân phun hóa chất bao vây, khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi, hạn chế lây lan trên diện rộng. Trước mắt, các hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu, nhằm khống chế dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi. Tuy nhiên, do chưa có đủ kinh phí mua hóa chất cùng với một số hồ nuôi chưa rõ nguyên nhân dịch bệnh trên tôm đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa dịch bệnh.
UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ 30 tấn Chlorine A để xử lý dập dịch, tiêu độc, khử trùng, cải tạo môi trường ao nuôi tôm...
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Minh Tuấn, Tổ dân phố 13, phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) đã có trong tay đàn bò gần 150 con và mang lại nguồn lợi nhuận từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm.

Mạnh dạn đầu tư trồng mãng cầu xiêm với diện tích 4,5 ha, chỉ sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Hận (ngụ TP.Cần Thơ) thu lãi hơn 1 tỉ đồng.

Nghiên cứu áp dụng mô hình lấy vỏ cà phê, trấu, mụn xơ dừa và các phế phẩm nông nghiệp làm đất sạch, phục vụ canh tác cây trồng.

Điển hình như mô hình chăn nuôi gà gia công của gia đình ông Phan Văn Năng ở thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính (thành phố Thái Bình) cho thu lãi hơn 1 trăm triệu đồng

So với mô hình nuôi cá thịt truyền thống, nuôi cá Koi lai đem lại nguồn thu gấp nhiều lần. Một số hộ nông dân đang khấm khá nhờ chuyển đổi mô hình thuỷ sản này