Hơn 15 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Cho Sản Phẩm Nuôi Bò Thịt

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm bò thịt năm 2015 – 2016, với tổng kinh phí thực hiện là 15.640.490.000 đồng. Trong đó: Năm 2015 là 8.119.770.000 đồng. Năm 2016 là 7.520.720.000 đồng.
Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sinh sản đàn bò cái nền thông qua việc chuyển giao bò giống sinh sản tốt và kỹ thuật gieo tinh nhân tạo, tiến tới phát triển tăng quy mô đàn bò hướng thịt giống cao sản. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để chăn nuôi bò thịt theo hướng công nghệ cao, thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bò thịt. Từng bước xây dựng vùng sản xuất con giống và vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao cung cấp cho tỉnh và các tỉnh bạn.
Đến cuối năm 2016: Hỗ trợ kinh phí mua được 500 con bò cái nền, từ 500 con bò cái nền này cho gieo tinh nhân tạo sinh ra được khoảng 145 con bê lai và khoảng 145 con bò cái đang mang thai. Những con bê lai cái có đặc tính tốt sẽ 2 tuyển chọn để làm cái nền, những con bê lai còn lại để chăn nuôi hướng thịt chất lượng cao.
Phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Đến cuối năm 2016 trên địa bàn tỉnh có ít nhất 500 con bò lai hướng thịt chất lượng cao (lai Angus, lai Droughtmaster, lai Charoclais …) cung cấp cho thị trường. Thành lập 15 tổ, nhóm sản xuất chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, bò cái sinh sản (mỗi tổ có từ 05 – 10 hộ chăn nuôi bò). Xây dựng thí điểm 02 điểm tập kết bò thịt để hỗ trợ mua bán bò thịt trong các tổ hợp tác chăn nuôi bò.
Các hoạt động hỗ trợ gói kỹ thuật (giai đoạn 2015 – 2016) gồm: Đào tạo kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo cho bò để thực hiện công tác gieo tinh nhân tạo cho các bò cái nền trong kế hoạch. Tập huấn cán bộ kỹ thuật với các chuyên đề về dinh dưỡng, thức ăn và một số bệnh sinh sản ở bò để các cán bộ này có thể hướng dẫn người chăn nuôi tham gia kế hoạch các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc bò lai hướng thịt chất lượng cao. Tập huấn cho nông dân kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái sinh sản, bò thịt, kỹ thuật phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò.
Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò, hỗ trợ máy thái cỏ cho những hộ chăn nuôi bò có quy mô trên 8 con; hỗ trợ 30% chi phí mua máy. Xây dựng thí điểm 02 điểm tập kết bò thịt tại hai huyện Tịnh Biên và Chợ Mới...
Đặc biệt, chính sách cho vay rộng rãi, ngoài chính sách hỗ trợ ban đầu để khuyến khích nông dân tham gia, các ngân hàng có chính sách cho vay rộng rãi đối với những nông dân tham gia các tổ hợp tác chăn nuôi có ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm...
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều tháng đánh bắt hiệu quả thấp, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, ngư dân phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bất ngờ trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn/tàu.

Lates calcarifer (Block 1790) thường được gọi là cá vược hay cá chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và Thái Bình Dương.

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi sau một thời gian dài XK khó khăn đã dẫn đến tồn kho lớn, DN phải cắt giảm công suất và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí khác.

Ngày 19/3, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.

Mấy ngày gần đây, nhiều thông tin báo, đài về giá sương sáo giảm mạnh trong mùa vụ năm nay đã làm cho bà con xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vô cùng lo lắng và bức xúc.