Hơn 14.500 tỷ đồng xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước

Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị triển khai xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn do Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức chiều 23.11, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020), vốn ngành thủy sản qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 1.193 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững là 1.605 tỷ đồng.
Vì vậy số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của Bộ không đáp ứng được nhu cầu.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu rõ, khi nguồn vốn từ ngân sách hiện đang rất khó khăn, bên cạnh nguồn vốn ngành được phân bổ, các đơn vị, địa phương cần tính đến các khả năng ngoài ngân sách nhà nước như trái phiếu, ODA, mô hình hợp tác công – tư, thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Do đó, việc xây dựng các trung tâm nói trên dự kiến sẽ huy động khoảng 5.245 tỷ đồng từ vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách tập trung, trái phiếu chính phủ và viện trợ từ ODA), 1.620 tỷ đồng từ vốn đầu tư theo hình thức phối hợp công tư (PPP) và 7.730 tỷ đồng đầu tư từ doanh nghiệp.
“Đây được xem là hướng đột phá hoàn toàn có thể làm được giải quyết khó khăn về nguồn vốn hiện nay, bởi có doanh nghiệp tham gia họ sẽ đảm bảo dịch vụ hậu cần và thị trường,” Thứ trưởng Tám nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại biểu các địa phương cũng cam kết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm xác định được địa điểm đầu tư và quy hoạch các trung tâm nghề cá để bắt đầu thi công từ năm 2016-2017 và sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ vào năm 2019 - 2020.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, đầu tư xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm cả nước là nhu cầu tất yếu phù hợp với nguyện vọng của ngư dân nhằm cơ cấu lại nghề cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ, hợp lý hóa khai thác ven bờ là nhiệm vụ chiến lược, đòn bẩy thúc đẩu phát triển kinh tế ngành thủy sản nói riêng và kinh tế biển nói chung gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc.
Sáu trung tâm nghề cá lớn sẽ được xây dựng trong cả nước bao gồm 5 trung tâm được xác định gắn với các ngư trường trọng điểm và một trung tâm phát triển thủy sản gắn với vùng nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể:
1.Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
2.Trung tâm nghề cá Khánh Hòa gắn với ngư trường biển Đông và Trường Sa.
3.Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng, gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa.
4.Trung tâm nghề cá Bà Rịa–Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam Bộ.
5.Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.
6.Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.

Hôm qua 5.8, Tổng cục Biển & hải đảo (Bộ Tài nguyên - môi trường) phối hợp với Chi cục Biển & hải đảo Quảng Nam tổ chức hội nghị “Truyền thông về quản lý tổng hợp đới bờ (THĐB) cho dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”. Hội nghị đã nêu một số bài học kinh nghiệm và đặt ra nhiều giải pháp hoàn thiện cơ chế, qua đó nâng cao công tác quản lý THĐB trong thời gian đến.