Hơn 14.500 tỷ đồng xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn trong cả nước

Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị triển khai xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn do Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức chiều 23.11, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016-2020), vốn ngành thủy sản qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 1.193 tỷ đồng, vốn chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững là 1.605 tỷ đồng.
Vì vậy số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của Bộ không đáp ứng được nhu cầu.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu rõ, khi nguồn vốn từ ngân sách hiện đang rất khó khăn, bên cạnh nguồn vốn ngành được phân bổ, các đơn vị, địa phương cần tính đến các khả năng ngoài ngân sách nhà nước như trái phiếu, ODA, mô hình hợp tác công – tư, thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Do đó, việc xây dựng các trung tâm nói trên dự kiến sẽ huy động khoảng 5.245 tỷ đồng từ vốn nhà nước (bao gồm vốn ngân sách tập trung, trái phiếu chính phủ và viện trợ từ ODA), 1.620 tỷ đồng từ vốn đầu tư theo hình thức phối hợp công tư (PPP) và 7.730 tỷ đồng đầu tư từ doanh nghiệp.
“Đây được xem là hướng đột phá hoàn toàn có thể làm được giải quyết khó khăn về nguồn vốn hiện nay, bởi có doanh nghiệp tham gia họ sẽ đảm bảo dịch vụ hậu cần và thị trường,” Thứ trưởng Tám nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại biểu các địa phương cũng cam kết sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm xác định được địa điểm đầu tư và quy hoạch các trung tâm nghề cá để bắt đầu thi công từ năm 2016-2017 và sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ vào năm 2019 - 2020.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, đầu tư xây dựng các Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm cả nước là nhu cầu tất yếu phù hợp với nguyện vọng của ngư dân nhằm cơ cấu lại nghề cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ, hợp lý hóa khai thác ven bờ là nhiệm vụ chiến lược, đòn bẩy thúc đẩu phát triển kinh tế ngành thủy sản nói riêng và kinh tế biển nói chung gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc.
Sáu trung tâm nghề cá lớn sẽ được xây dựng trong cả nước bao gồm 5 trung tâm được xác định gắn với các ngư trường trọng điểm và một trung tâm phát triển thủy sản gắn với vùng nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể:
1.Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
2.Trung tâm nghề cá Khánh Hòa gắn với ngư trường biển Đông và Trường Sa.
3.Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng, gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa.
4.Trung tâm nghề cá Bà Rịa–Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam Bộ.
5.Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam Bộ.
6.Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục giảm mạnh xuống dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 đến 7.500 đồng so với tháng 1.

Trả lời phỏng vấn trong chuyên mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV vào tối 24/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, dù các địa phương có phương án lấy đất để thực hiện các dự án phi nông nghiệp, Nhà nước vẫn cố gắng bảo vệ quỹ đất lúa, bảo đảm đến năm 2020, nước ta vẫn giữ được 3,8 triệu héc ta đất lúa.

Cỏ ngọt là gì ? Lợi nhuận khi trồng ra sao? Đầu ra có bền vững không, hay chỉ để bán giống như một số cây trồng vật nuôi từng một thời "tạo sóng" ?

Việc làm của những người trồng, chăm sóc, bảo vệ hàng tre chắn sóng tuy bình dị nhưng rất quan trọng vì bờ đê an toàn hơn nhờ những hàng tre này.

Hai tuần qua, cả nước tiếp tục ghi nhận thêm 3 tỉnh, thành xuất hiện dịch tai xanh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội.