Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015

Tham dự hội nghị có ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT cùng đại diện Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y và gần 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
So với mọi năm, hiện tượng nhiễm bệnh đường ruột và gan tụy trên tôm xuất hiện khá sớm và có nhiều diễn biến phức tạp tại nhiều đầm nuôi thuộc huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Mặt khác người dân còn chưa quản lý tốt vùng nuôi. Về công tác giống vẫn còn nhiều bất cập khi còn nhiều trường hợp thả nuôi trực tiếp không qua ương gièo và sử dụng con giống không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng đàn tôm bố mẹ.
Ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ sở Nông nghiệp & PTNT phát biểu tổng kết hội nghị.
Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp &PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trong thời gian tới. Đồng thời tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt các yếu tố môi trường vùng nuôi. Đối với các diện tích nhiễm bệnh sẽ được hỗ trợ về thuốc và hóa chất để xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người vùng ven sông Đồng Nai, khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai giàu lên nhanh chóng nhờ nuôi tôm công nghệ lót bạt đáy ao.

Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.

Nhờ trồng mít, nuôi cá sạch, ông Lương Văn Tám (Tám Quýt), 63 tuổi ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) thu lời 300 triệu đồng mỗi năm.

Suốt 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá mú, anh Hưởng tự tin khẳng định mình chưa lần nào bị thất bại. Nhờ nuôi cá mú, mỗi năm gia đình anh Hưởng có thu nhập

Áp dụng cách nuôi này giảm đáng kể quy mô diện tích, dễ kiểm soát dịch bệnh, ngược lại tăng vượt trội mật độ thả nuôi.