Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015

Tham dự hội nghị có ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT cùng đại diện Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y và gần 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
So với mọi năm, hiện tượng nhiễm bệnh đường ruột và gan tụy trên tôm xuất hiện khá sớm và có nhiều diễn biến phức tạp tại nhiều đầm nuôi thuộc huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Mặt khác người dân còn chưa quản lý tốt vùng nuôi. Về công tác giống vẫn còn nhiều bất cập khi còn nhiều trường hợp thả nuôi trực tiếp không qua ương gièo và sử dụng con giống không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng đàn tôm bố mẹ.
Ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ sở Nông nghiệp & PTNT phát biểu tổng kết hội nghị.
Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp &PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trong thời gian tới. Đồng thời tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt các yếu tố môi trường vùng nuôi. Đối với các diện tích nhiễm bệnh sẽ được hỗ trợ về thuốc và hóa chất để xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.

Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.