Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015

Tham dự hội nghị có ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT cùng đại diện Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y và gần 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
So với mọi năm, hiện tượng nhiễm bệnh đường ruột và gan tụy trên tôm xuất hiện khá sớm và có nhiều diễn biến phức tạp tại nhiều đầm nuôi thuộc huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Mặt khác người dân còn chưa quản lý tốt vùng nuôi. Về công tác giống vẫn còn nhiều bất cập khi còn nhiều trường hợp thả nuôi trực tiếp không qua ương gièo và sử dụng con giống không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng đàn tôm bố mẹ.
Ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ sở Nông nghiệp & PTNT phát biểu tổng kết hội nghị.
Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp &PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trong thời gian tới. Đồng thời tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt các yếu tố môi trường vùng nuôi. Đối với các diện tích nhiễm bệnh sẽ được hỗ trợ về thuốc và hóa chất để xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Các đối tượng kinh doanh đã chuyển hướng và lách luật bằng cách giảm sử dụng clenbuterol và thay bằng salbutamol.

Trước mắt các sản phẩm được tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo mô hình sạch, an toàn ở Cần Thơ bao gồm: gạo, thịt heo và các loại rau củ quả.

Trước dự báo về tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo nông dân ở những nơi có điều kiện thuận lợi có thể xuống giống lúa Đông xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới và bị xâm nhập mặn.

Mùa mưa đến cũng là lúc nỗi lo về an toàn điện càng tăng khi mà nhiều đường dây điện hiện không còn đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.

Thực phẩm Việt cần có chiến lược xây dựng thương hiệu để hội nhập sâu rộng, gắn kết chặt chẽ giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.