Hơn 135 Ha Mì Bị Nhện Đỏ Tấn Công Ở Tây Ninh

Thời tiết hiện vào mùa khô nên mì trong giai đoạn đầu vụ thường bị nhiễm sâu hại. Trong khi ngành bảo vệ thực vật đang ra sức tiêu diệt rệp sáp bột hồng, ngăn ngừa lây lan trên diện rộng thì trên địa bàn thành phố Tây Ninh, bên cạnh 15 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng, từ giữa tháng 1.2014 đến nay nhiều diện tích mì còn xuất hiện thêm nhện đỏ hại mì.
Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 nông dân trên địa bàn thành phố trồng khoảng 2.000 ha mì. Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Tây Ninh cho biết, hiện có khoảng 135 ha mì ở các xã, phường: Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Tân Bình, Bình Minh bị nhện đỏ tấn công.
Theo ông Đặng Thanh Nhân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, khoảng 1 tuần trở lại đây, nhện đỏ bắt đầu tấn công mạnh trên 15 ha mì, một số diện tích mì bị nhện đỏ tấn công từ 50% - 100% khiến nhiều bà con nông dân trong xã lo lắng. Trước thực trạng trên, Hội Nông dân xã đã tiến hành khảo sát và vận động bà con thường xuyên tưới nước, bón phân để khôi phục diện tích mì bị nhện đỏ xâm hại.
Kỹ sư Trần Bạch Phát – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thành phố Tây Ninh cho biết, ở một số diện tích mì trên địa bàn xuất hiện đồng thời cả 2 loại dịch hại là rệp sáp bột hồng và nhện đỏ. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng, tưới nước và sử dụng một số loại thuốc đặc trừ nhện đỏ.
Nhện đỏ nhỏ 0,6 mm, màu đỏ, sống tập trung ở mặt dưới lá cây mì, tấn công trên mì từ 1 đến 6 tháng tuổi và thường xuất hiện ở diện tích mì được trồng trên đất gò, không chủ động được nước tưới. Nhện đỏ chích hút nhựa cây mì, làm vàng lá, rụng lá. Lá mì bị nhiện đỏ thường có những vệt dọc theo gân lá, lúc đầu màu vàng sau chuyển sang màu nâu. Nếu nhện đỏ tấn công với mật độ cao có thể gây chết cây hoặc làm giảm năng suất củ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.

Cho đến bây giờ, sau gần 4 năm nuôi heo, ông Trần Thanh Nam, ở thôn Mỹ Trang, xã Mỹ Châu, mới vỡ vạc một điều “nuôi heo không dễ chút nào, còn khó nữa là đằng khác, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có ăn”.