Hơn 135 Ha Mì Bị Nhện Đỏ Tấn Công Ở Tây Ninh

Thời tiết hiện vào mùa khô nên mì trong giai đoạn đầu vụ thường bị nhiễm sâu hại. Trong khi ngành bảo vệ thực vật đang ra sức tiêu diệt rệp sáp bột hồng, ngăn ngừa lây lan trên diện rộng thì trên địa bàn thành phố Tây Ninh, bên cạnh 15 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng, từ giữa tháng 1.2014 đến nay nhiều diện tích mì còn xuất hiện thêm nhện đỏ hại mì.
Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 nông dân trên địa bàn thành phố trồng khoảng 2.000 ha mì. Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Tây Ninh cho biết, hiện có khoảng 135 ha mì ở các xã, phường: Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Tân Bình, Bình Minh bị nhện đỏ tấn công.
Theo ông Đặng Thanh Nhân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, khoảng 1 tuần trở lại đây, nhện đỏ bắt đầu tấn công mạnh trên 15 ha mì, một số diện tích mì bị nhện đỏ tấn công từ 50% - 100% khiến nhiều bà con nông dân trong xã lo lắng. Trước thực trạng trên, Hội Nông dân xã đã tiến hành khảo sát và vận động bà con thường xuyên tưới nước, bón phân để khôi phục diện tích mì bị nhện đỏ xâm hại.
Kỹ sư Trần Bạch Phát – Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thành phố Tây Ninh cho biết, ở một số diện tích mì trên địa bàn xuất hiện đồng thời cả 2 loại dịch hại là rệp sáp bột hồng và nhện đỏ. Bà con nông dân nên thường xuyên thăm đồng, tưới nước và sử dụng một số loại thuốc đặc trừ nhện đỏ.
Nhện đỏ nhỏ 0,6 mm, màu đỏ, sống tập trung ở mặt dưới lá cây mì, tấn công trên mì từ 1 đến 6 tháng tuổi và thường xuất hiện ở diện tích mì được trồng trên đất gò, không chủ động được nước tưới. Nhện đỏ chích hút nhựa cây mì, làm vàng lá, rụng lá. Lá mì bị nhiện đỏ thường có những vệt dọc theo gân lá, lúc đầu màu vàng sau chuyển sang màu nâu. Nếu nhện đỏ tấn công với mật độ cao có thể gây chết cây hoặc làm giảm năng suất củ.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật

Cách đây hơn 10 năm, như nhiều ND ở Chợ Gạo (Tiền Giang), vợ chồng chị Trần Thị Kim Hoàng ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh chỉ nuôi ít heo nái sinh sản bán giống cho cô, bác trong ấp.

Phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.