Hơn 12 Triệu Tem Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận

Đã có hơn 12 triệu con tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận được dán trên quả thanh long khi lưu hành thị trường trong, ngoài nước, như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Siêu thị Lotte Mart Phan Thiết, Siêu thị Lotte Mart TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.
Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân Rau quả Bình Thuận dán 6.827.000 tem, Công ty TNHH Hưng Loan (3.660.000 tem), HTX Dịch vụ thanh long hữu cơ (1 triệu tem), Công ty TNHH Phương Giang (515.210 tem). Theo kế hoạch, các doanh nghiệp này cùng một số đơn vị khác sẽ thực hiện dán thêm gần 28 triệu tem trong những đợt thu mua thanh long trái vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi, mùa vụ chính 2015.
Thông qua đề án “Xây dựng mô hình sử dụng tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận trên quả thanh long”, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đã triển khai cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở thành viên thực hiện. Trước đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long Bình Thuận” (Binh Thuan DRAGON FRUIT) thành công tại Hàn Quốc, Pháp trong số 13 nước sở đang gửi hồ sơ đăng ký bảo hộ thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.