Hơn 12 Triệu Tem Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận

Đã có hơn 12 triệu con tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận được dán trên quả thanh long khi lưu hành thị trường trong, ngoài nước, như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Siêu thị Lotte Mart Phan Thiết, Siêu thị Lotte Mart TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.
Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân Rau quả Bình Thuận dán 6.827.000 tem, Công ty TNHH Hưng Loan (3.660.000 tem), HTX Dịch vụ thanh long hữu cơ (1 triệu tem), Công ty TNHH Phương Giang (515.210 tem). Theo kế hoạch, các doanh nghiệp này cùng một số đơn vị khác sẽ thực hiện dán thêm gần 28 triệu tem trong những đợt thu mua thanh long trái vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi, mùa vụ chính 2015.
Thông qua đề án “Xây dựng mô hình sử dụng tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận trên quả thanh long”, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đã triển khai cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở thành viên thực hiện. Trước đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long Bình Thuận” (Binh Thuan DRAGON FRUIT) thành công tại Hàn Quốc, Pháp trong số 13 nước sở đang gửi hồ sơ đăng ký bảo hộ thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Đó là Nguyễn Anh Duy, sinh năm 1985, ngụ xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) - người tiên phong đưa nghề trồng hoa treo về làng, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.

Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.

Đông Hải có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 38.500 ha, hằng năm cho sản lượng hơn 60.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là hơn 33.000 tấn, cá và thủy sản khác sản lượng hơn 26.000 tấn.