Hơn 110 Ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Chưa Rõ Nguyên Nhân Ở Quảng Trị

Ngày 27/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi được xác định là do bệnh teo gan, số còn lại chưa rõ nguyên nhân.
Dịch bệnh trên tôm xảy ra ở các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh), Trung Hải (Gio Linh), Triệu An và Triệu Lăng (Triệu Phong), với diện tích nhiễm bệnh hơn 110 ha. Hiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, chủ yếu gây chết ở tôm sau khi thả nuôi từ 20 - 60 ngày, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị đã kịp thời xử lý bằng cách phun hóa chất Clorin 46 ha bị nhiễm bệnh và chết. Tuy nhiên do chưa có đủ kinh phí mua hóa chất cùng với dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quân Chính yêu cầu Chi cục Thú y khẩn trương gửi mẫu xét nghiệm để sớm tìm ra nguyên nhân dịch bệnh, kịp thời cung ứng đủ lượng hóa chất để xử lý ngăn chặn dịch bệnh lây lan, tỉnh sẽ trích kinh phí để hỗ trợ một phần.
Trước mắt phải quán triệt các hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu nhằm khống chế dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2013, cả nước có gần 320 triệu con gia cầm, trong đó vùng có đàn gia cầm lớn nhất là ĐBSH với hơn 85 triệu con; tiếp đến là ĐBSCL 58,7 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm hiện nay chủ yếu theo quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường.

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.