Hơn 10 Ha Mì Xã Suối Đá Bị Bệnh Thối Củ

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trồng mì ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu rất lo lắng vì một loại bệnh lạ gây thối củ ở cây mì, mức độ thối củ khá cao với tỷ lệ từ 60-70%. Bệnh còn có chiều hướng lây lan sang các đám mì khác.
Theo báo cáo của Hội Nông dân xã Suối Đá, tính đến ngày 1.6.2014 toàn xã có trên 10 ha mì bị bệnh thối củ; bình quân, mỗi ha mì bị bệnh thối củ thì người trồng sẽ thua lỗ từ 30-40 triệu đồng.
Trước thực trạng trên, Hội Nông dân xã Suối Đá phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu mời Tiến sĩ Phạm Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Sinh học ứng dụng thuộc Viện nghiên cứu Sinh học công nghệ và môi trường (Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh) về địa phương lấy mẫu để nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị.
Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.
Có thể bạn quan tâm

Các loại bệnh của cá phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và đầu hè, do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh nhằm hạn chế tổn thất.

Tại Long An, ngày 21.9 Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) tổ chức hội thảo kết quả Dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.

Có người ví, Hưng Yên là một cửa ải mà giống lúa nào vào được thì có thể tự tin bán ở bất cứ tỉnh nào khác, giống lúa M1-NĐ là một ví dụ điển hình.

Mối quan hệ giữa nông dân và HTX còn lỏng lẻo, nông dân chưa mê HTX là những vấn đề còn tồn tại trong kinh tế tập thể.

Vào ngày 25 tháng 9 tới đây, Gala Sinh Ra Từ Làng sẽ được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV6(18h25) của Đài Truyền hình Việt Nam.