Hơn 1.500 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Trước tình hình tôm chết nhiều, tỉnh Kiên Giang đã mua hóa chất để tiêu hủy các ổ dịch nguy hại đến tôm.
Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, xuất hiện mưa đầu mùa làm thay đổi môi trường nước khiến cho hơn 1.500 ha tôm nuôi ở tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, phải thu hoạch sớm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ Giác Long Xuyên bị thiệt hại toàn bộ hơn 72ha do bệnh đốm trắng và hoại tử gan.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát do đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho virus gây bệnh phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hiện nay, tỉnh đã có kế hoạch mua 20 tấn hóa chất Chlorine hỗ trợ các địa phương để tiêu hủy các ổ dịch bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch ngay khi mới phát sinh. Tuy nhiên, do số lượng Chlorine không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nên UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 60 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ Quốc gia để phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi trong chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho nông dân.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, tình hình năm nay đến thời điểm này thì cũng chưa có gì nhưng đối với nắng cỡ ba mươi mấy bốn chục độ này thì khuyến cáo bà con cố gắng nâng mực nước lên để đừng cho nhiệt độ nóng quá. Sử dụng các khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm không bị sốc. khi dịch xảy ra thì mình sử dụng hóa chất dự phòng để đừng cho nó lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.