Hơn 1.500 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Trước tình hình tôm chết nhiều, tỉnh Kiên Giang đã mua hóa chất để tiêu hủy các ổ dịch nguy hại đến tôm.
Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, xuất hiện mưa đầu mùa làm thay đổi môi trường nước khiến cho hơn 1.500 ha tôm nuôi ở tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, phải thu hoạch sớm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ Giác Long Xuyên bị thiệt hại toàn bộ hơn 72ha do bệnh đốm trắng và hoại tử gan.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát do đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho virus gây bệnh phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hiện nay, tỉnh đã có kế hoạch mua 20 tấn hóa chất Chlorine hỗ trợ các địa phương để tiêu hủy các ổ dịch bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch ngay khi mới phát sinh. Tuy nhiên, do số lượng Chlorine không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nên UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 60 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ Quốc gia để phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi trong chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho nông dân.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, tình hình năm nay đến thời điểm này thì cũng chưa có gì nhưng đối với nắng cỡ ba mươi mấy bốn chục độ này thì khuyến cáo bà con cố gắng nâng mực nước lên để đừng cho nhiệt độ nóng quá. Sử dụng các khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm không bị sốc. khi dịch xảy ra thì mình sử dụng hóa chất dự phòng để đừng cho nó lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Ở thời điểm hiện nay (7/4) giá hạt điều rớt xuống còn 18.000 đồng/ký, bằng với giá hạt điều cách đây 16 năm (1998).Chỉ tính riêng trong tuần lễ đầu tháng 4 hạt điều đã rớt đến 4 giá, từ 25.000 đồng còn 18.000 đồng. Nông dân thu hạt điều chỉ cần để qua một đêm đã thấy lỗ mấy nghìn đồng một ký.

Thời gian gần đây phong trào trồng khoai lang xuất khẩu phát triển rầm rộ ở các tỉnh ĐBSCL, giúp nhiều hộ làm giàu, nhưng cũng có hộ thua lỗ bởi giá cả bấp bênh. Vấn đề đặt ra là tìm mô hình phát triển bền vững nghề trồng khoai lang xuất khẩu…

Sở NN-PTNT cho biết, vụ Hè Thu năm nay, tỉnh ta có kế hoạch sản xuất 54.115 ha cây trồng, gồm 41.270 ha lúa và 12.845 ha hoa màu. Trong đó, lúa vụ Hè là 14.961 ha gieo sạ từ ngày 20.3-10.4, lúa vụ Thu 26.309 ha gieo sạ từ ngày 11.5.

Vụ Đông Xuân 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (Sở NN-PTNT tỉnh) đã phối hợp với chính quyền các địa phương xây dựng 7 mô hình (thâm canh lúa nước vùng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa Đông Xuân- đậu phụng Hè Thu, trình diễn các giống lúa mới, thâm canh giống lúa thuần chịu phèn mặn, nhân nuôi bọ đuôi kìm phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, rau an toàn, bắp lai giống mới).

Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi liên tục phải đối mặt với những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất giá, không tiêu thụ được sản phẩm... Nông dân chịu thua lỗ nặng nề và sản xuất trong tâm trạng bất an.