Hơn 1.500 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Trước tình hình tôm chết nhiều, tỉnh Kiên Giang đã mua hóa chất để tiêu hủy các ổ dịch nguy hại đến tôm.
Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, xuất hiện mưa đầu mùa làm thay đổi môi trường nước khiến cho hơn 1.500 ha tôm nuôi ở tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, phải thu hoạch sớm. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp ở vùng Tứ Giác Long Xuyên bị thiệt hại toàn bộ hơn 72ha do bệnh đốm trắng và hoại tử gan.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình dịch bệnh có nguy cơ gia tăng, khó kiểm soát do đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho virus gây bệnh phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hiện nay, tỉnh đã có kế hoạch mua 20 tấn hóa chất Chlorine hỗ trợ các địa phương để tiêu hủy các ổ dịch bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch ngay khi mới phát sinh. Tuy nhiên, do số lượng Chlorine không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nên UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 60 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ Quốc gia để phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi trong chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho nông dân.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, tình hình năm nay đến thời điểm này thì cũng chưa có gì nhưng đối với nắng cỡ ba mươi mấy bốn chục độ này thì khuyến cáo bà con cố gắng nâng mực nước lên để đừng cho nhiệt độ nóng quá. Sử dụng các khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm không bị sốc. khi dịch xảy ra thì mình sử dụng hóa chất dự phòng để đừng cho nó lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.