Hơn 1.000 Ha Cao Su Bị Bệnh Phấn Trắng

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chư Pah (Gia Lai), thời gian qua trên địa bàn huyện có trên 1.000 ha cao su bị bệnh phấn trắng (850 ha bị nhiễm nhẹ, 100 ha nhiễm trung bình và 50 ha nhiễm nặng), với tỷ lệ trung bình 15-20% và cao 75%. Hiện tại, người dân và các công ty đang tiến hành xử lý bằng cách phun thuốc Sulox 80 WP và thuốc Kumulus+Carbenzim 500FL.
Ngoài ra, trên một số cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng của sâu bệnh hại như trên cây cà phê bị bệnh rệp vảy xanh, rệp sáp, ve sầu, gỉ sắt, mọt đục cây… với diện tích gần 2.000 ha phân bố rải rác trên địa bàn huyện; trên cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm làm chết 630 trụ tiêu tại xã Ia Mơ Nông và Chư Đăng Ya; trên cây lúa cũng bị một số sâu bệnh hại là rầy lưng trắng, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, vàng lá, đạo ôn… với tổng diện tích hơn 170 ha bị nhiễm nhẹ và rải rác.
Có thể bạn quan tâm

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Anh Lê Văn Pho, ngụ ấp Tân Phú (Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang), sau nhiều năm canh tác mấy công đất lúa năng suất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng nấm linh chi tại gia đình mình.

Chọn cành và khoanh vỏ: Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, tráng nắng để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn.