Hội thi-Triễn lãm bò sữa TP. Hồ Chí Minh lần V

Hội thi – Triển lãm gồm có các hoạt động chính như:
- Hội thi bao gồm 3 nội dung: Thi “Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi”, thi “Bò sữa tốt”, thi “Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”.
- Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp với quy mô 48 gian hàng nhằm giới thiệu giống bò sữa (bê con, bò cái sinh sản) và các giống vật nuôi khác, máy móc, thiết bị, dụng cụ, tinh bò, hóa dược, thuốc thú y, thức ăn gia súc...
trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
Triển lãm giới thiệu các sản phẩm sữa tươi, sữa đã qua chế biến; máy móc, thiết bị, dây chuyền bảo quản, chế biến sữa và các sản phẩm có nguyên liệu từ sữa tươi.
- Tổ chức hội thảo với chủ đề “Công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa và ứng dụng thực tiễn” nhằm trao đổi thông tin về hiện trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa; các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có phần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa của một số hộ chăn nuôi giỏi của thành phố.
Hội thi – Triển lãm bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần V – năm 2015 mở cửa vào cổng tự do từ 8h – 18h từ ngày 04 đến ngày 06/12/2015 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) vừa triển khai chương trình liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu cho sản phẩm chuối tiêu. Doanh nghiệp (DN) cũng đã triển khai thực hiện trong thực tế với hình thức hỗ trợ nông dân trồng chuối VietGAP và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè (Tiền Giang), người đã có công lớn trong việc ươm mầm và nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái vốn có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với giống mãng cầu xiêm thường (đơn tính) như: Năng suất cao, chất lượng trái ngon hơn.

Những năm trước, nông dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chú trọng đưa cây dưa hấu mùa nghịch trên đất giồng cát để tăng thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá dưa hấu bấp bênh, đầu ra không ổn định, nên một số nông dân ở đây chuyển đổi sang trồng củ cải trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân trong mùa nghịch.