Hội thi-Triễn lãm bò sữa TP. Hồ Chí Minh lần V

Hội thi – Triển lãm gồm có các hoạt động chính như:
- Hội thi bao gồm 3 nội dung: Thi “Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi”, thi “Bò sữa tốt”, thi “Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”.
- Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp với quy mô 48 gian hàng nhằm giới thiệu giống bò sữa (bê con, bò cái sinh sản) và các giống vật nuôi khác, máy móc, thiết bị, dụng cụ, tinh bò, hóa dược, thuốc thú y, thức ăn gia súc...
trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
Triển lãm giới thiệu các sản phẩm sữa tươi, sữa đã qua chế biến; máy móc, thiết bị, dây chuyền bảo quản, chế biến sữa và các sản phẩm có nguyên liệu từ sữa tươi.
- Tổ chức hội thảo với chủ đề “Công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa và ứng dụng thực tiễn” nhằm trao đổi thông tin về hiện trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa; các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có phần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa của một số hộ chăn nuôi giỏi của thành phố.
Hội thi – Triển lãm bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần V – năm 2015 mở cửa vào cổng tự do từ 8h – 18h từ ngày 04 đến ngày 06/12/2015 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Hữu Thanh, PGĐ Trung tâm KN-KN Hải Phòng cho biết, mô hình cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên tại Hải Phòng bắt đầu ở huyện Vĩnh Bảo từ vụ mùa năm 2012 với 2 ha trình diễn.

Xoài là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào khả năng đầu tư kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.

thực hiện Nghị định (NĐ) 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay đã có nhiều ngư dân ký hợp đồng vay vốn với các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng tàu mới.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân (ĐX) 2015-2016 huyện Hoài Ân sẽ gieo sạ 4.320 ha lúa, 1.795 ha cây trồng cạn các loại và thực hiện chuyển đổi cây trồng 400 ha.

Xã Bình Thành (huyện Tây Sơn) có thế mạnh về chăn nuôi bò, nhất là ở thôn Phú Lạc. Những năm gần đây, nông dân Phú Lạc đã tập trung phát triển chăn nuôi bò, từng bước tăng về số lượng và chất lượng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.