Hội thi-Triễn lãm bò sữa TP. Hồ Chí Minh lần V

Hội thi – Triển lãm gồm có các hoạt động chính như:
- Hội thi bao gồm 3 nội dung: Thi “Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi”, thi “Bò sữa tốt”, thi “Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững”.
- Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp với quy mô 48 gian hàng nhằm giới thiệu giống bò sữa (bê con, bò cái sinh sản) và các giống vật nuôi khác, máy móc, thiết bị, dụng cụ, tinh bò, hóa dược, thuốc thú y, thức ăn gia súc...
trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
Triển lãm giới thiệu các sản phẩm sữa tươi, sữa đã qua chế biến; máy móc, thiết bị, dây chuyền bảo quản, chế biến sữa và các sản phẩm có nguyên liệu từ sữa tươi.
- Tổ chức hội thảo với chủ đề “Công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa và ứng dụng thực tiễn” nhằm trao đổi thông tin về hiện trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa; các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có phần chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa của một số hộ chăn nuôi giỏi của thành phố.
Hội thi – Triển lãm bò sữa thành phố Hồ Chí Minh lần V – năm 2015 mở cửa vào cổng tự do từ 8h – 18h từ ngày 04 đến ngày 06/12/2015 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh).
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.