Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.
7 cặp bò mẹ, bê con đạt giải Nhất tại hội thi cấp huyện, thành phố đại diện của 7 huyện, thành phố là Sơn Hà, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi đã về tham dự Hội thi.
Các đội dự thi phải qua 3 phần thi: Các chủ bò giới thiệu tình hình chăn nuôi của gia đình và hiệu quả kinh tế đem lại từ chăn nuôi bò; Kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò, các chủ bò bốc thăm câu hỏi và trả lời về kỹ thuật chăn nuôi bò; ngoại hình, thể chất, trọng lượng, khả năng sinh sản và nuôi bê của bò mẹ.
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất đồng đội cho đội Tư Nghĩa, giải Nhì cho đội Sơn Hà, giải Ba cho đội Sơn Tịnh; các đội Ba Tơ, TP. Quảng Ngãi và Mộ Đức đạt giải Khuyến khích.
Cặp bò của hộ nuôi Phạm Thị Thu Mẫu ở xã Phổ Nhơn (Đức Phổ) đạt giải Nhất phần thi Ngoại hình, thể chất, trọng lượng, khả năng sinh sản và nuôi bê của bò mẹ. Bê con của hộ nuôi ông Bùi Văn Phô ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đạt giải Bê con đẹp Nhất.
Hội thi nhằm khuyến khích, động viên phong trào nuôi bò lai Zebu đạt năng suất, tăng thu nhập cho người nuôi, góp phần gia tăng tỷ lệ bò lai cho tổng đàn bò lai của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Đặc biệt, tại huyện Đơn Dương - nơi chăn nuôi bò sữa tập trung của tỉnh Lâm Đồng, cá biệt có hộ chăn nuôi bò sữa đạt năng suất bình quân 22 lít/con/ngày (trên 6 tấn/chu kỳ/con như mức bình quân của tỉnh). Với mức thu mua 14.000 đồng/lít sữa như hiện nay, tại Lâm Đồng, bình quân mỗi chu kỳ một con bò sữa cho nông dân thu nhập khoảng 85 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản.

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.