Hội thảo về thực trạng và các giải pháp phát triển cây mãng cầu Xiêm

Tham gia hội thảo có lãnh đạo và các nhà khoa học của Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam; lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh, huyện và các cơ quan trực thuộc ngành cùng khoảng 70 nông dân trồng mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện.
TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam trình bày tham luận tại hội thảo.
Các tham luận tại hội thảo nêu lên thực trạng cùng với những khó khăn thách thức trong sản xuất mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện thời gian qua, đặc biệt là tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng này đang diễn biến phức tạp; đồng thời nêu lên các giải pháp cần áp dụng để quản lý, phòng trừ trong thời gian tới.
Các diễn giả cũng đã nêu lên những kết quả nghiên cứu mới về canh tác mãng cầu Xiêm cần được ứng dụng vào sản xuất; các kết quả nghiên cứu về các loại sâu, bệnh đang gây hại trên cây trồng này.
Các khuyến cáo trong việc phòng trừ các loại bệnh trên cùng với các đề xuất, kiến nghị để phát triển bền vững cây trồng chủ lực này trên địa bàn huyện cũng được các diễn giả quan tâm đề cập.
Các nhà khoa học còn đối thoại với nông dân về từng trường hợp, hiện tượng bất thường cụ thể xảy ra ở từng vườn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mãng cầu Xiêm và các biện pháp phòng trừ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).

Trở lại bản Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, chúng tôi nhận thấy sự đổi thay rõ ràng về cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những nương sắn, nương ngô cho thu hoạch thấp ngày xưa nay đã phủ kín màu xanh bát ngát của cây cà phê.