Hội thảo về thực trạng và các giải pháp phát triển cây mãng cầu Xiêm

Tham gia hội thảo có lãnh đạo và các nhà khoa học của Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam; lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh, huyện và các cơ quan trực thuộc ngành cùng khoảng 70 nông dân trồng mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện.
TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam trình bày tham luận tại hội thảo.
Các tham luận tại hội thảo nêu lên thực trạng cùng với những khó khăn thách thức trong sản xuất mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện thời gian qua, đặc biệt là tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng này đang diễn biến phức tạp; đồng thời nêu lên các giải pháp cần áp dụng để quản lý, phòng trừ trong thời gian tới.
Các diễn giả cũng đã nêu lên những kết quả nghiên cứu mới về canh tác mãng cầu Xiêm cần được ứng dụng vào sản xuất; các kết quả nghiên cứu về các loại sâu, bệnh đang gây hại trên cây trồng này.
Các khuyến cáo trong việc phòng trừ các loại bệnh trên cùng với các đề xuất, kiến nghị để phát triển bền vững cây trồng chủ lực này trên địa bàn huyện cũng được các diễn giả quan tâm đề cập.
Các nhà khoa học còn đối thoại với nông dân về từng trường hợp, hiện tượng bất thường cụ thể xảy ra ở từng vườn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mãng cầu Xiêm và các biện pháp phòng trừ.
Có thể bạn quan tâm

13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.

Ngoài tác dụng giải nhiệt, mủ trôm còn có thể làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa và giúp ổn định đường huyết. Theo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mủ trôm của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM, hàm lượng magiê/100 g mủ trôm là 102 mg, kali là 360 mg, kẽm là 42 mg.

Sức cạnh tranh thấp, phát triển chậm và không ổn định, dịch bệnh rình rập..., ngành chăn nuôi đang đứng trước những thách thức vô cùng nan giải.

Gia Lai hiện có khoảng 120.000 ha cao su với hơn 40.000 cán bộ, công nhân, người lao động làm việc ở hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh cao su.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản lượng tôm nuôi và cá tra trong tháng Tám giảm mạnh do tình hình dịch bệnh và thời tiết bất lợi khiến người nuôi tiếp tục chịu lỗ.