Hội thảo về thực trạng và các giải pháp phát triển cây mãng cầu Xiêm

Tham gia hội thảo có lãnh đạo và các nhà khoa học của Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam; lãnh đạo ngành NN&PTNT tỉnh, huyện và các cơ quan trực thuộc ngành cùng khoảng 70 nông dân trồng mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện.
TS. Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam trình bày tham luận tại hội thảo.
Các tham luận tại hội thảo nêu lên thực trạng cùng với những khó khăn thách thức trong sản xuất mãng cầu Xiêm trên địa bàn huyện thời gian qua, đặc biệt là tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng này đang diễn biến phức tạp; đồng thời nêu lên các giải pháp cần áp dụng để quản lý, phòng trừ trong thời gian tới.
Các diễn giả cũng đã nêu lên những kết quả nghiên cứu mới về canh tác mãng cầu Xiêm cần được ứng dụng vào sản xuất; các kết quả nghiên cứu về các loại sâu, bệnh đang gây hại trên cây trồng này.
Các khuyến cáo trong việc phòng trừ các loại bệnh trên cùng với các đề xuất, kiến nghị để phát triển bền vững cây trồng chủ lực này trên địa bàn huyện cũng được các diễn giả quan tâm đề cập.
Các nhà khoa học còn đối thoại với nông dân về từng trường hợp, hiện tượng bất thường cụ thể xảy ra ở từng vườn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mãng cầu Xiêm và các biện pháp phòng trừ.
Có thể bạn quan tâm

Chính vì thế, phải tranh thủ ra bán sớm. Và họ đã phán đoán đúng tình hình. “Bình thường, ở đây bán đến 7 giờ tối. Nhưng mấy ngày nay, tôi bán đến trưa là hết sạch. Hôm nào khỏe, bán luôn cữ chiều. Kiếm kha khá”, người phụ nữ tên Tuyết, tay cân rau cho khách, miệng nói liến thoắng.

Chuyện tưởng rằng không mới, “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”, nhưng không nói thì không xong. Bao năm qua, không ít doanh nghiệp đường vẫn loanh quanh với bài toán: Làm sao cân đối được các chi phí gồm chi phí thu mua mía nguyên liệu trong chữ đường bình quân ở mức 8-9 CCS, các khoản chi phí đầu vào khác đều tăng…; mà vẫn phải giúp nông dân có lời, không bỏ cây mía và nhà máy hoạt động hiệu quả.

Bộ Công thương đã ban hành trong Thông tư 02/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Lào.

Trước tết, vào đầu tháng 2/2015 tình hình lúa vụ ĐX 2014-2015 ở một số địa phương thu hoạch sớm gặp khó khăn khâu tiêu thụ. Giá lúa xuống thấp, tại ruộng, lúa IR50404 có nơi xuống còn 3.800-4.000 đ/kg và đang xu hướng giảm. Trong khi đó tình hình xuất khẩu gạo đầu năm gặp khó khăn.

Vốn có kinh nghiệm trong sản xuất và cũng đã sử dụng giống lúa Nhị ưu 838 vào gieo cấy từ 5-6 năm nay nên vụ xuân này, anh Trần Hải Đường (Đội trưởng Đội sản xuất số 9, xóm Tân Thành 1, xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên) mua tới 25 kg giống lúa lai trong đó có 15 kg giống Nhị ưu 838.