Hội Thảo Về Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Lúa, Tôm

Ngày 25/11, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề với nội dung bàn về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa, tôm bền vững. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và hơn 150 bà con nông dân.
Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.
Tại buổi hội thảo, bà con nông dân cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất lúa, tôm; trình bày những thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác; được nghe các chuyên gia và ngành nông nghiệp giải đáp những thắc mắc, đồng thời tư vấn về các giải pháp canh tác lúa, tôm bền vững, hiệu quả. Bên cạnh khó khăn do yếu tố thời tiết, nông dân mong muốn ngành nông nghiệp sẽ quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới, chịu phèn mặn tốt vào sản xuất, cũng như tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/hoi-thao-ve-giai-phap-phat-trien-san-xuat-lua-tom
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính của cơ quan chuyên môn, lượng rau xanh, rau củ trồng bán Tết toàn tỉnh Bắc Giang ước khoảng 4 nghìn ha, tập trung tại các huyện: Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng. Các loại rau chủ yếu gồm: Su hào, cải bắp, cà rốt, cà chua, súp lơ, hành, khoai tây… Sản lượng đạt hàng trăm nghìn tấn, bảo đảm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo dự báo vụ Đông Xuân 2014 - 2015, hiện tượng El Nino có khả năng xuất hiện ở nước ta sẽ khiến cho lượng mưa bị thiếu hụt, gây tình trạng thiếu nước và khô cạn cục bộ, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chủ động xây dựng các phương án, chủ động khắc phục khó khăn.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt nước tưới tiêu, mùa mưa trong năm đến sớm nhưng lượng mưa thấp; dự báo sản lượng cà phê vụ 2014 - 2015 sẽ giảm từ 20% - 25% so với vụ trước. Cà phê Robusta ở Tây Nguyên còn bị “cúm” khi ra hoa, khô hạn nhiều vùng.

Trước đó, vào tháng 11/2013, ông Giàng Seo Sì (dân tộc Mông, ở thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai) đã đầu tư trồng 0,9 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sử Pan, xã Sán Chải, trở thành người đầu tiên ở Si Ma Cai trồng loại cây này với quy mô lớn, tập trung. Cây tam thất sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng và theo ước tính của ông Sì, mỗi ha cho lãi không dưới 1 tỷ đồng.

Cây trôm là một phát hiện thú vị của huyện Tuy Phong (Bình Thuận), một minh chứng cho nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành lợi thế của người nông dân ở vùng đất khô hạn nhất nước này.