Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi

Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 18/03/2014

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

GS-TS Dương Thanh Liêm trình bày về các vấn đề liên quan đến an toàn thức ăn CN, trong đó đặc biệt chú ý đến tác hại của việc dùng kháng sinh trong thức ăn CN và một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…) trong CN. Theo GS-TS Dương Thanh Liêm, ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong CN gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn CN khá tùy tiện. Từ đó, đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm CN, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người CN cần đưa an toàn thực phẩm lên thành tiêu chí hàng đầu trong CN.

Tại hội thảo, ông Phan Văn Danh, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú, đã có những chia sẻ với người CN về kinh nghiệm giảm chi phí, tăng năng suất trong CN, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Người CN có thể giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất vật nuôi bằng cách dùng con giống tốt, vệ sinh an toàn sinh học cho chuồng trại và chế độ dinh dưỡng CN hợp lý. Điều quan trọng là người CN phải thường xuyên cập nhật và trang bị cho mình những kỹ thuật, kiến thức CN theo hướng tiên tiến và hiện đại...

Theo ông Nguyễn Vĩ Nhân, Chủ tịch Hội CN tỉnh Tiền Giang, người CN luôn đối mặt với nhiều khó khăn như: Rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh... Hậu quả là nhiều người CN đã bị thua lỗ, đối diện với dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường CN bị ô nhiễm... Do đó, Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN đã mang đến cho người CN những kiến thức và kinh nghiệm để CN đạt hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Kinh Tế Từ Trồng Cây Dược Liệu Triển Vọng Kinh Tế Từ Trồng Cây Dược Liệu

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

02/10/2014
Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn Nam Xuân, Nông Dân Mạnh Dạn Thay Đổi Tư Duy Làm Ăn

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

02/10/2014
Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Bột Cá Thành Bình Làm Chắc, Ăn Chắc

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

03/10/2014
Công Nhận 7 Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu Công Nhận 7 Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

03/10/2014
Vui Buồn Nghề “Đi Ong” Vui Buồn Nghề “Đi Ong”

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.

03/10/2014