Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Mô hình nghiên cứu thử nghiệm do Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Huyền thực hiện và được thực nghiệm trên diện tích 2.000m2 nho đỏ của nông hộ Bùi Văn Đức và Huỳnh Văn Dình tại xã Nhơn Sơn, từ 20-7 đến 13-8-2015. Kết quả bước đầu cho thấy vườn nho sử dụng chế phẩm SRE&RL năng suất đạt 1.668 kg/sào; trái nứt hư hỏng, nấm bệnh chiếm 3,32%; tăng thu nhập 3,9 triệu đồng/sào so với vườn nho đối chứng của nông dân đạt năng suất 1.517kg/sào; trái hư hỏng, nấm bệnh chiếm 13,5%.
Chế phẩm sinh học SRE&RL còn được nghiên cứu thử nghiệm bảo quản nho sau thu hoạch tại Công ty TNHH Sản xuất& Thương mại Thái Thuận. Mô hình thực hiện trên 500kg nho đỏ kết hợp công nghệ bao gói bảo quản ở nhiệt độ thường. Qua một tuần bảo quản cho thấy nho sử dụng chế phẩm SRE&RL bảo quản tổn thất khối lượng tự nhiên và tổn thất do hư hỏng trái chiếm 8,57% so với nho đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học SRE&RL bị hư hỏng, tổn thất 63,3%.
PGS.TS Lê Đức Mạnh (Bộ Khoa học& Công nghệ) nhận xét mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL trên cây nho bước đầu đem lại kết quả đáng khích lệ. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phổ biến rộng rải việc ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cá còm hay còn gọi là cá nàng hai, đây là loài cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ. Mùa sinh sản của cá còm trong tự nhiên từ tháng 5 – 7, cá giống có từ tháng 8 và kéo dài đến cuối năm.

Hiện nay, giá cá sặt rằn thịt thương phẩm từ 25.000 đến 30.000 đồng. Khô cá sặt rằn từ 150.000 đến 200.000 đ/kg. Nhưng làm thế nào để nuôi cá sặt rằn có năng suất cao? Nhóm kỹ sư Trạm khuyến ngư và phòng kinh tế huyện Mộc Hóa (Long An) do kỹ sư Võ Thành Hổ đứng đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cá sặt rằn thương phẩm trong ao và ruộng lúa.

Trước thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều hộ dân đã học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đáy ao...

Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.

Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.