Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Mô hình nghiên cứu thử nghiệm do Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Huyền thực hiện và được thực nghiệm trên diện tích 2.000m2 nho đỏ của nông hộ Bùi Văn Đức và Huỳnh Văn Dình tại xã Nhơn Sơn, từ 20-7 đến 13-8-2015. Kết quả bước đầu cho thấy vườn nho sử dụng chế phẩm SRE&RL năng suất đạt 1.668 kg/sào; trái nứt hư hỏng, nấm bệnh chiếm 3,32%; tăng thu nhập 3,9 triệu đồng/sào so với vườn nho đối chứng của nông dân đạt năng suất 1.517kg/sào; trái hư hỏng, nấm bệnh chiếm 13,5%.
Chế phẩm sinh học SRE&RL còn được nghiên cứu thử nghiệm bảo quản nho sau thu hoạch tại Công ty TNHH Sản xuất& Thương mại Thái Thuận. Mô hình thực hiện trên 500kg nho đỏ kết hợp công nghệ bao gói bảo quản ở nhiệt độ thường. Qua một tuần bảo quản cho thấy nho sử dụng chế phẩm SRE&RL bảo quản tổn thất khối lượng tự nhiên và tổn thất do hư hỏng trái chiếm 8,57% so với nho đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học SRE&RL bị hư hỏng, tổn thất 63,3%.
PGS.TS Lê Đức Mạnh (Bộ Khoa học& Công nghệ) nhận xét mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL trên cây nho bước đầu đem lại kết quả đáng khích lệ. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phổ biến rộng rải việc ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường cao su thiên nhiên vừa qua đã ghi nhận sự giảm giá liên tục, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011 và kéo dài đến đầu năm 2012. Các chuyên gia dự đoán năm nay sẽ là một năm đầy khó khăn đối với ngành xuất khẩu cao su Việt Nam. Theo Hiệp hội Cao Su Việt Nam, cần tiến hành nhanh đồng bộ nhiều biện pháp để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2012.

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.