Hội thảo tổng kết trình diễn mô hình nuôi vịt cao sản trên nền đệm lót lên men

Tại đây, bà con nông dân được kỹ sư trạm khuyến nông hướng dẫn phương thức và quy trình nuôi, cách chọn giống, cách làm chuồng trại…
Sử dụng nền chuồng nuôi là nền đệm lót sinh học Balasa N01 thay thế cho chuồng nuôi theo kiểu truyền thống nhằm giảm tỉ lệ hao hụt, vịt tăng trọng nhanh, giảm công lao động và giảm tối đa ô nhiễm môi trường trong qua trình chăn nuôi.
Qua mô hình thực hiện tại chủ hộ ông Đoàn Văn Lợi Với 100 con vịt sau hơn 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, trọng lượng trung bình từ 2,5kg/con.
Đây mô hình thích hợp cho những hộ dân, ít vốn, ít đất sản xuất, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70-100 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Khối lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tại nước ta cao gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

Đồng Nai đang xây dựng các đề án nhằm hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cho nhiều cây trồng chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh, như: điều, cà phê, mía...

Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….

Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.