Hỗ Trợ Phát Triển Nhãn Hiệu Nông Sản

UBND tỉnh vừa ban hành công văn hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển nhãn hiệu nông sản: Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai Vung, Ớt Thanh Bình, Cá tra giống huyện Hồng Ngự, Khô cá lóc Tràm Chim - Tam Nông.
Trên tinh thần đó, tỉnh yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu các đề tài, dự án về sản xuất liên quan đến giống, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, xây dựng và rà soát quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu, đề xuất UBND tỉnh hình thức đăng ký chỉ dẫn địa lý cho quýt hồng, xoài khi có đủ điều kiện.
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, GlobalGAP; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm nông sản để thống nhất sử dụng nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu của quy chế sử dụng nhãn hiệu cho từng loại sản phẩm.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư hỗ trợ các địa phương, các chủ sở hữu nhãn hiệu quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đăng ký tham gia hội chợ, hội thi nhằm giới thiệu sản phẩm nông sản tại thị trường trong và ngoài nước.
UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.