Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Hội thảo quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
Ngày đăng: 26/05/2015

Nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL tập trung tại 8 tỉnh ven biển: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau với hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Những năm qua, nuôi tôm nước lợ, ngoài việc đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu, còn tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm nước lợ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác quy hoạch.

Tại hội thảo, các đại biểu đã bàn về những vấn đề phát triển tôm nước lợ trong thời gian qua, về nguồn lực và khả năng thúc đẩy phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó góp phần nuôi tôm nước lợ theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Dự thảo quy hoạch, đến năm 2020, toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ có tổng diện tích hơn 600 ngàn ha nuôi tôm nước lợ; trong đó tôm sú khoảng 550 ngàn ha, còn lại là tôm thẻ chân trắng; tổng sản lượng gần 750 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu khoảng 3,8 tỷ USD; tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động.

Hội thảo đã đưa ra các giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm nước lợ trong điều kiện ít được thuận lợi; phát triển nuôi tôm nước lợ trong điều kiện thuận lợi; quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần…Nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đến từ các viện, trường cho rằng: khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm nước lợ nhưng thời gian qua thiếu quy hoạch cụ thể, thiếu cơ chế chính sách để phát triển lĩnh vực này; chưa có các giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế; thị trường và xúc tiến thương mại…

Các đại biểu cho rằng điều kiện cơ sở hạ tầng thủy lợi trong vừng chưa đồng bộ, vấn đề về dự báo môi trường và phòng chống dịch bệnh chưa được quan tâm đúng mức, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm còn mờ nhạt và cần tăng cường thành lập các nhóm hộ nuôi, tổ hợp tác để chia sẻ, gắn kết lợi ích chung giữa người nuôi tôm với nhau.

Kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định việc quy hoạch phát triển nhanh là đổi mới và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. TS đề nghị cần tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng tiếp cận ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đồng thời tăng cường năng lực cán bộ kiểm dịch, quản lý kiểm soát môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm tôm nuôi;

Tổ chức nuôi tôm nước lợ gắn với cộng đồng, thực hiện các quy phạm nuôi tôm nước lợ, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, ban quản lý vùng nuôi tôm nước lợ để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước, phân công hợp tác trong thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nhau về vốn; Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình VietGAP, SQF; tuyên truyền thực hiện không sử dụng các hóa chất kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, chống bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thủy sản;

Tổ chức quản lý quy hoạch tôm nước lợ cần phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch trong nghành nông nghiệp và các ngành khác, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp... bảo đảm phát triển bền vững hài hòa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao Cá Rô Đầu Vuông Nhanh Lớn, Giá Cao

Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn

19/09/2013
Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới Bơm Nước Vào Bò Trước Khi Giết Mổ Kiểu Làm Ăn Gian Dối Mới

Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.

19/09/2013
Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa Thấy Gì Khi Nông Dân Lấp Ao Ương Cá Tra Giống Để Trồng Lúa

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

20/09/2013
Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Tôm

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

20/09/2013
Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm Làm Giàu Nhờ Chăn Nuôi Và Ấp Nở Gia Cầm

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

20/09/2013