Hội Thảo Phát Triển Bền Vững Vùng Cây Thanh Long

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đọc tham luận xoay quanh những vấn đề như: xây dựng và phát triển vùng cây thanh long theo tiêu chuẩn Gap; định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long; chính sách hỗ trợ cho hộ dân trong vùng quy hoạch thanh long... Ngoài ra, tại buổi hội thảo, các hộ dân trồng thanh long tiêu biểu ở tỉnh Bình Thuận cũng trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi sử dụng bóng đèn dây tóc sang bóng đèn compact với nông dân trồng thanh long tại Long An.
Hiện Long An có 2.183ha diện tích trồng thanh long, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành. Đến năm 2020 diện tích vùng thanh long tập trung của tỉnh ước đạt 3.330ha. Hiện nay, nhằm đáp ứng được thị trường cao cấp, ổn định đầu ra, tỉnh Long An khuyến cáo nông dân trồng thanh long tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo tiêu chuẩn GAP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, điện... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Xung quanh thông tin UBND TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ra lệnh cấm không được đưa khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản của địa phương này từ ngày 20.10, báo NTNN nhận được nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm.

Nông dân trồng hành tỏi Lý Sơn đang bức xúc vì thương hiệu hành tỏi Lý Sơn bị lợi dụng để tiêu thụ tại thị trường Hà Nội với giá cao.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 89) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) để phù hợp hơn với thực tế.

Tuần qua, đoàn công tác thuộc dự án JICA và TP.Minamiboso (Nhật Bản) do ông Fumio Kato dẫn đầu đã có chuyến khảo sát đánh giá các hạng mục do dự án tài trợ cho Quảng Nam từ năm 2011 đến nay. Chuyến đi này đồng thời mở ra những kỳ vọng mới trong thời gian tới.

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.