Hội Thảo Phát Triển Bền Vững Vùng Cây Thanh Long

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đọc tham luận xoay quanh những vấn đề như: xây dựng và phát triển vùng cây thanh long theo tiêu chuẩn Gap; định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long; chính sách hỗ trợ cho hộ dân trong vùng quy hoạch thanh long... Ngoài ra, tại buổi hội thảo, các hộ dân trồng thanh long tiêu biểu ở tỉnh Bình Thuận cũng trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi sử dụng bóng đèn dây tóc sang bóng đèn compact với nông dân trồng thanh long tại Long An.
Hiện Long An có 2.183ha diện tích trồng thanh long, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành. Đến năm 2020 diện tích vùng thanh long tập trung của tỉnh ước đạt 3.330ha. Hiện nay, nhằm đáp ứng được thị trường cao cấp, ổn định đầu ra, tỉnh Long An khuyến cáo nông dân trồng thanh long tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo tiêu chuẩn GAP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, điện... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.