Hội Thảo Phát Triển Bền Vững Vùng Cây Thanh Long

Sáng 14-6, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo phát triển bền vững vùng cây thanh long trên địa bàn tỉnh. Ngoài các đại biểu là lãnh đạo tỉnh, ban ngành, hội thảo còn thu hút hơn 150 nông dân trồng thanh long ở huyện Châu Thành đến dự.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đọc tham luận xoay quanh những vấn đề như: xây dựng và phát triển vùng cây thanh long theo tiêu chuẩn Gap; định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long; chính sách hỗ trợ cho hộ dân trong vùng quy hoạch thanh long... Ngoài ra, tại buổi hội thảo, các hộ dân trồng thanh long tiêu biểu ở tỉnh Bình Thuận cũng trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi sử dụng bóng đèn dây tóc sang bóng đèn compact với nông dân trồng thanh long tại Long An.
Hiện Long An có 2.183ha diện tích trồng thanh long, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành. Đến năm 2020 diện tích vùng thanh long tập trung của tỉnh ước đạt 3.330ha. Hiện nay, nhằm đáp ứng được thị trường cao cấp, ổn định đầu ra, tỉnh Long An khuyến cáo nông dân trồng thanh long tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo tiêu chuẩn GAP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, điện... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân.

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.