Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra

Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trên đà suy giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Theo th Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011 diện tích nuôi cá tra đạt trên 5.500 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm còn hơn 1,1 triệu tấn.
Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, ngành cá tra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu trên 151 quốc gia, tuy nhiên nhiều năm qua ngành hàng này gặp nhiều khó khăn dẫn đến khi phải cạnh tranh mạnh với nhiều loài cá khác trên thế giới.
Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60 - 70%.
Theo nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo, ngành nuôi cá tra hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: lỏng lẻo trong liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, công tác kiểm soát chất lượng môi trường, dịch bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập… Trong khi đó thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu chứng nhận chất lượng như ASC, GlobalGAP…
Để ngành cá tra phát triển ổn định trong thời gian tới, trước mắt nâng cao chất lượng con giống, phương pháp cho ăn, hợp tác trong sản xuất và rà soát quy hoạch. Trong chế biến xuất khẩu phải đòi hỏi cá nguyên liệu đạt chứng nhận GAP....
Có thể bạn quan tâm

Theo tôi để nâng cao chất lượng giống đàn bò sửa của Hà Nội cần phải có sự vào cuộc và nổ lực của cả "4 nhà"" - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) Hoàng Thanh Vân chia sẻ.

Hải Phòng đang triển khai 7 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Compost maker xử lý rơm rạ trên địa bàn 5 huyện An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo.

Khởi nguồn từ sáng kiến của những nông dân HTX Hợp Thịnh (Vĩnh Phúc) trồng ngô đông bằng bầu trên nền đất ướt, vụ ngô đông ở miền Bắc mở ra có thời điểm lên tới trên 150.000 ha.

Ngày 21/11, Trạm thú y huyện Diễn Châu đã tiến hành tiêu hủy 2.600 con gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong lộ trình thực hiện cải cách hành chính, lâm nghiệp là lĩnh vực đầu tiên trong ngành NN-PTNT hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC).