Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra

Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trên đà suy giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Theo th Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011 diện tích nuôi cá tra đạt trên 5.500 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm còn hơn 1,1 triệu tấn.
Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, ngành cá tra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu trên 151 quốc gia, tuy nhiên nhiều năm qua ngành hàng này gặp nhiều khó khăn dẫn đến khi phải cạnh tranh mạnh với nhiều loài cá khác trên thế giới.
Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60 - 70%.
Theo nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo, ngành nuôi cá tra hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: lỏng lẻo trong liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, công tác kiểm soát chất lượng môi trường, dịch bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập… Trong khi đó thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu chứng nhận chất lượng như ASC, GlobalGAP…
Để ngành cá tra phát triển ổn định trong thời gian tới, trước mắt nâng cao chất lượng con giống, phương pháp cho ăn, hợp tác trong sản xuất và rà soát quy hoạch. Trong chế biến xuất khẩu phải đòi hỏi cá nguyên liệu đạt chứng nhận GAP....
Có thể bạn quan tâm

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.