Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra

Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trên đà suy giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Theo th Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011 diện tích nuôi cá tra đạt trên 5.500 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm còn hơn 1,1 triệu tấn.
Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, ngành cá tra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu trên 151 quốc gia, tuy nhiên nhiều năm qua ngành hàng này gặp nhiều khó khăn dẫn đến khi phải cạnh tranh mạnh với nhiều loài cá khác trên thế giới.
Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60 - 70%.
Theo nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo, ngành nuôi cá tra hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: lỏng lẻo trong liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, công tác kiểm soát chất lượng môi trường, dịch bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập… Trong khi đó thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu chứng nhận chất lượng như ASC, GlobalGAP…
Để ngành cá tra phát triển ổn định trong thời gian tới, trước mắt nâng cao chất lượng con giống, phương pháp cho ăn, hợp tác trong sản xuất và rà soát quy hoạch. Trong chế biến xuất khẩu phải đòi hỏi cá nguyên liệu đạt chứng nhận GAP....
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại với mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2.

Thông tư quy định rõ biện pháp xử lý đối với các mẫu thủy sản nuôi phát hiện dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Cụ thể, nếu phát hiện tại thời điểm chuẩn bị hoặc đang thu hoạch, cơ quan giám sát có văn bản tạm đình chỉ thu hoạch, xác định nguyên nhân và yêu cầu cơ sở thực hiện biện pháp khắc phục.

Mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập.

Bọ xít đen (Black rice bug) là loại dịch hại ít quan trọng ở Việt Nam. Theo ghi nhận, bọ xít đen đơi khi xuất hiện và gây hại trong vụ HT vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.