Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra

Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đang trên đà suy giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Theo th Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2011 diện tích nuôi cá tra đạt trên 5.500 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn/năm. Nhưng đến năm 2014 sản lượng giảm còn hơn 1,1 triệu tấn.
Theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn, ngành cá tra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu trên 151 quốc gia, tuy nhiên nhiều năm qua ngành hàng này gặp nhiều khó khăn dẫn đến khi phải cạnh tranh mạnh với nhiều loài cá khác trên thế giới.
Năm 2010 cả nước có 291 nhà máy chế biến XK cá tra, đến 2014 còn 170 nhà máy và hiện nay còn 53 nhà máy nhưng hoạt động chưa hết công sức, chỉ ở mức 60 - 70%.
Theo nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo, ngành nuôi cá tra hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: lỏng lẻo trong liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, công tác kiểm soát chất lượng môi trường, dịch bệnh còn nhiều khó khăn, bất cập… Trong khi đó thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi quá nhiều yêu cầu chứng nhận chất lượng như ASC, GlobalGAP…
Để ngành cá tra phát triển ổn định trong thời gian tới, trước mắt nâng cao chất lượng con giống, phương pháp cho ăn, hợp tác trong sản xuất và rà soát quy hoạch. Trong chế biến xuất khẩu phải đòi hỏi cá nguyên liệu đạt chứng nhận GAP....
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, năng suất, sản lượng chanh của Nghệ An chỉ đạt khoảng 70 - 80% so với dự kiến. Đã mất mùa, giá chanh lại rớt thê thảm, khiến người trồng chanh lao đao.

Ngày 3/9, tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhãn chín muộn Hà Nội.
Do đang là mùa nghịch nên giá quýt đường Long Trị ở thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) đang ở mức 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bệnh vàng lá nên năng suất của các vườn quýt đường giảm nhiều so với thời gian trước. Vì thế dù giá cao và đang rất hút hàng nhưng quýt đường vẫn không đủ nguồn cung.

Theo dự đoán của giới quan sát và các nhà buôn bán gạo khu vực Đông Nam Á, nhu cầu gạo đang gia tăng và những hạn chế trong năng lực sản xuất mặt hàng lương thực này (do tình trạng ô nhiễm và quá trình công nghiệp hóa) nhiều khả năng sẽ làm tăng giá gạo ở Trung Quốc và tạo hiệu ứng tương tự trên thị trường toàn cầu.

Trong khi ít nhất phải từ cuối tháng 10 trở đi trên thị trường mới có mặt hàng bắp cải được nông dân ở các vùng chuyên canh rau xanh ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước trồng, đưa ra thị trường, thì hiện nay, tại các chợ đã xuất hiện rất nhiều bắp cải lạ.