Hội Thảo Mô Hình Sử Dụng Nước Thải Ao Nuôi Cá Tra Tưới Lúa Ở Đồng Tháp

Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” vụ lúa thu đông năm 2012. Trên 30 bà con nông dân trên địa bàn thị xã tham dự.
Vụ lúa thu đông năm 2012, Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự phối hợp cùng các ngành chức năng thực hiện mô hình này tại xã An Bình B (thị xã Hồng Ngự) với diện tích 6ha của 4 hộ dân, sản xuất cùng loại giống OM6976. Khi thực hiện mô hình, hàng tuần cán bộ kỹ thuật cùng bà con nông dân đi thăm đồng theo dõi tình hình sinh trưởng của cây lúa và hướng dẫn nông dân bón phân phù hợp, phòng trừ dịch bệnh, cách quản lý nước theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, ghi chép số liệu chi phí sản xuất...
Qua so sánh hiệu quả kinh tế giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng cho thấy, lúa thực hiện theo mô hình giảm được chi phí sản xuất, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là tiền thủy lợi phí; hiệu quả kinh tế ruộng thực hiện theo mô hình có lợi nhuận trên 4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” đã giúp nông dân tiết kiệm được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải ao nuôi cá trực tiếp thải ra sông rạch.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.

Mùa tôm mới 2014 ở Cầu Ngang, Duyên Hải… Trà Vinh đang bước vào vụ thu hoạch. Tuy mới đầu vụ nhưng giá tôm giảm mạnh, 1 tấn tôm thẻ chân trắng nông dân mất lãi từ 30 đến 50 triệu đồng.

Những ngày qua, câu chuyện giá tôm đang trở thành vấn đề “nóng” đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp (NTCN), bởi giá tôm “rớt” từ 156.000 đồng/kg nay chỉ còn 92.000-95.000 đồng/kg. Đó là vấn đề làm cho người nuôi tôm đứng ngồi không yên khi ao tôm đã vào cỡ thu hoạch, môi trường thì ngày càng ô nhiễm.

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

Ông Thành cho biết: Giống điều ghép có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại nhiều loại nấm bệnh gây hại nên cho sản lượng cao. Nếu giống điều thường trồng trên địa bàn xã cho năng suất cao nhất từ 2-3 tấn/ha thì điều ghép đạt từ 3,3-4 tấn/ha.