Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ

Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ
Ngày đăng: 05/11/2015

Tham dự có giảng viên, nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, cùng các cán bộ khuyến nông và đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú.

Để ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã sau khi trồng nấm làm phân hữu cơ vi sinh cần có các nguyên vật liệu: Phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), DD vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạc nhựa (không dùng nylon trong).

Với phương pháp thực hiện: Xác bã thực vật được làm ẩm trước một ngày; xếp các bã thực vật thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới Tricoderma, DD vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m.

Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.

Tại buổi Hội thảo, bà Bùi Minh Diệu - Trưởng phòng Công nghệ sinh tử thực vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn thêm một số kỹ thuật cho bà con khi ủ phân là sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước;

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê.

Theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên)

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi hiện đang phát triển khá mạnh. Nhiều nông dân đã đầu tư công sức, tiền của để xây dựng những trang trại có quy mô lớn, đem lại thu nhập cao cho bản thân và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân...

11/04/2014
Người Nuôi Ong Ở Sa Pa Chật Vật Khôi Phục Đàn Ong Mật Người Nuôi Ong Ở Sa Pa Chật Vật Khôi Phục Đàn Ong Mật

Mùa xuân trăm hoa đua nở, nhưng vẫn khiến những người nuôi ong mật trên đất SaPa (Lào Cai) “đi ra thở ngắn, đi vào thở dài”. Cũng chỉ tại “ông trời” gây mưa tuyết trung tuần tháng 12/2013 đã giết chết hầu hết số ong nuôi lấy mật.

11/04/2014
Triển Vọng Mới Cho Khoai Lang Đồng Thái (Hà Nội) Triển Vọng Mới Cho Khoai Lang Đồng Thái (Hà Nội)

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, ngày 8/4/2014, nhãn hiệu Khoai lang Đồng Thái của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức được Sở KH&CN Hà Nội công bố, mở ra một tương lai mới cho cây trồng truyền thống này.

11/04/2014
Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

11/04/2014
Lâm Đồng Trồng Thử Nghiệm Thành Công Một Loại Rau Rừng Phía Bắc Lâm Đồng Trồng Thử Nghiệm Thành Công Một Loại Rau Rừng Phía Bắc

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.

11/04/2014