Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ

Tham dự có giảng viên, nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, cùng các cán bộ khuyến nông và đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú.
Để ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã sau khi trồng nấm làm phân hữu cơ vi sinh cần có các nguyên vật liệu: Phân urê (50g/m3), xác bã thực vật đã được phơi héo (rơm rạ, cỏ, lục bình, lá cây…), bột sinh khối Trichoderma (30g/m3), DD vi khuẩn cố định đạm – phân giải lân (1 lít/m3) và bạc nhựa (không dùng nylon trong).
Với phương pháp thực hiện: Xác bã thực vật được làm ẩm trước một ngày; xếp các bã thực vật thành lớp khoảng 20cm sau đó tưới Tricoderma, DD vi khuẩn và phân urê; tiếp tục xếp lớp đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2 – 1,5m.
Thời gian ủ hoại trung bình từ 1,5 – 2 tháng (rơm và lục bình chỉ cần 1 tháng) và mỗi mét khối phân đã ủ hoại mục bón được 300 – 500m2 lúa, rau màu hoặc 10 – 20 cây ăn trái trưởng thành.
Tại buổi Hội thảo, bà Bùi Minh Diệu - Trưởng phòng Công nghệ sinh tử thực vật, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn thêm một số kỹ thuật cho bà con khi ủ phân là sau mỗi lớp nên dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ; tưới nước vừa đủ ẩm, dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm; đặc biệt trong mùa mưa phải đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước;
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm, nếu nhiệt độ trên 50 độ C và ẩm độ 40 – 60% thì cần bổ sung thêm nước và urê.
Theo Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ có thể chủ động được nguồn phân hữu cơ thường xuyên trong việc sản xuất lúa, rau màu, nâng cao độ phì nhiêu của đất; đồng thời, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, giảm một phần chi phí trong sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, xã Trân Châu (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) nuôi một giống dê mới lai giữa dê Bách Thảo và giống dê cỏ của địa phương đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trước tình hình mủ cao su bị mất giá trầm trọng, hàng ngàn hộ dân trồng cao su tiểu điền ở khu vực Đông Nam bộ đang cầm cự, đắp đổi qua ngày để giữ lại vườn cao su - tài sản lớn nhất của họ. Nhiều hộ dân cũng đang băn khoăn, không biết sẽ trồng cây gì để thay thế cây cao su.

Hiện nay, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700- 5.800 đồng/kg, lúa hạt dài khoảng 5.900-6.000 đồng/kg, tăng khoảng 50 đồng/kg so tuần trước. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện có giá khoảng 7.500-7.600 đồng/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.400-7.500 đồng/kg tùy chất lượng.

Trước đó, tại bến sông Thín Coóng, TP Móng Cái, lực lượng chức năng đã kiểm tra một đối tượng khả nghi. Khi kiểm tra, đối tượng đã bỏ trốn để lại 12 thùng carton chứa hơn 5.000 quả trứng vịt giống của Trung Quốc. Toàn bộ số trứng đã được Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 phối hợp với Trạm Thú y TP Móng Cái tổ chức tiêu hủy theo quy định.

Khoai tây là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Nam Định với nhiều vùng sản xuất chất lượng cao như: Nam Hùng, Nam Giang (Nam Trực); Thành Lợi, Liên Minh (Vụ Bản); Yên Đồng, Yên Cường, Yên Nhân (Ý Yên); Giao Phong, Giao Yến (Giao Thủy)…