Hội Thảo Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Ngày 14/5/14, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn "Nuôi vịt thịt an toàn sinh học". Gần 50 nông dân và kỹ thuật viên các xã tà Đảnh, Núi Tô, Cô Tô Tham dự. Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học của hộ ông Huỳnh Văn Bé cư ngụ ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh huyện Tri Tôn.
Với 100 con vịt thịt giống CV Super- M2, sau 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ hao hụt trên tổng đàn 4%, trọng lượng trung bình từ 3 kg/con. Với giá bán hiện tại 42.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận gần 3 triệu đồng.
Theo nhận xét của bà con nông dân sau khi tham quan mô hình cho thấy: mô hình thích hợp cho những hộ dân, ít vốn; ít đất sản xuất, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống.
Thời gian nuôi ngắn, bà con có thể đầu tư chăn nuôi vịt vào những thời điểm thích hợp để giải quyết đầu ra và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: ốc bưu vàng, tôm tép, cá tạp giảm lượng thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra bà con nông dân còn được cán bộ kỹ thuật giải đáp một số thắc mắc như cần lưu ý về con giống, kỹ thuật trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học.
Thông qua mô hình này nhằm giúp bà con nông dân áp dụng thành công và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi thủy cầm làm tăng chất lượng sản phẩm, an toàn cho người chăn nuôi và người tiêu dùng, hạn chế rủi ro, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, xóa dần tập quán chăn nuôi thủy cầm theo hình thức truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi ngao ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) có từ năm 90 của thế kỷ trước, khi ấy chỉ có vài hộ nuôi. Người nọ học hỏi người kia, người biết nhiều cũng chỉ là kiến thức được đúc kết từ những vụ đã qua, có khi đúng khi không, bởi vậy nuôi ngao năm được, năm mất.

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm với nhiều hình thức nuôi: Nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống… Những hình thức nuôi này đã thực sự mang lại hiệu quả, giúp nhiều hộ dân khá giàu.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, giá bán tôm thương phẩm bắt đầu giảm thấp, trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, giá tôm dao động từ 100.000 - 105.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), rồi tiếp tục giảm chỉ còn 88.000 - 90.000 đồng/kg trong tháng 10.

Ngày 25-11, ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận, một người dân địa phương vừa câu được một con cá sủ vàng quý hiếm.

Nghề nuôi nghêu ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã hình thành từ lâu, song song với việc nuôi nghêu thì nghề cào nghêu cũng xuất hiện. Công việc này tuy có phần vất vả nhưng nó đã giúp người dân ven biển Gò Công có cuộc sống ổn định hơn, góp phần đẩy lùi nghèo đói.